Theo báo cáo khoa học gần đây, có tới 8 trên 10 trẻ thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa như biếng ăn, kém hấp thu, táo bón, tiêu chảy do dùng kháng sinh dài ngày...
Độ tuổi của nhóm trẻ hay gặp rối loạn tiêu hóa thường trải dài từ sơ sinh cho đến giai đoạn 5-10 tuổi.
Một câu hỏi thường gặp đó là: Men vi sinh có an toàn đối với trẻ sơ sinh không?
Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi, ở dạng sống, khi được bổ sung vào cơ thể với số lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để đánh giá độ an toàn và tính hiệu quả của chủng lợi khuẩn probiotics khi sử dụng cho người, cần đảm bảo một số tiêu chí chủ yếu, bao gồm:
- Nguồn gốc phân lập của chủng lợi khuẩn probiotics
- Chất lượng của lợi khuẩn probiotics
- Liều dùng và thời gian sử dụng
Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng tiêu chí một để hiểu rõ tại sao việc sử dụng men vi sinh lại an toàn ngay cả đối với trẻ sơ sinh.
Nguồn gốc phân lập của chủng lợi khuẩn probiotics
Lợi khuẩn probiotics là các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của người, vì thế những vi khuẩn này đều phải có hồ sơ xuất xứ rõ ràng, thể hiện rõ nguồn gốc của mỗi chủng.
Tên gọi của mỗi chủng lợi khuẩn bao gồm 3 phần: [tên Chi] - [tên Loài] - [tên Chủng]
Ví dụ: Lactobacillus acidophilus LA5
tên Chi = Lactobacillus
tên Loài = acidophillus
tên Chủng = LA5
Các chủng lợi khuẩn khi được đưa vào làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm men vi sinh thì đều trải qua quá trình sàng lọc, định danh bằng phương pháp Hóa Sinh-Hình Thái-Sinh học phân tử và tối ưu các điều kiện nuôi cấy để đảm bảo các chủng là thuần khiết, hoàn toàn tinh sạch, không bị tạp nhiễm và có sức sống khỏe để có thể sống sót khi qua hàng rào acid dạ dày để đi tới đích cuối cùng là bám vào màng treo thành ruột non.
Ngoài ra, mỗi một chủng lợi khuẩn đều có 1 trình tự ADN đặc trưng riêng, qua đó, mỗi chủng là duy nhất, không bị trộn lẫn với các chủng gây hại khác.
Chất lượng của lợi khuẩn probiotics
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kết hợp với FAO đã ban hành một bộ quy tắc Hướng dẫn chi tiết quá trình Đánh giá và thẩm định chất lượng của Probiotics khi sử dụng cho người. Theo đó, để đạt được chất lượng đúng chuẩn thì mỗi sản phẩm men vi sinh probiotics đều phải trải qua các thử nghiệm in vitro trên mô hình động vật và trên người; đánh giá các điều kiện hóa lý, chỉ tiêu về mật độ (CFU/mg hoặc CFU/ml) và điều kiện bảo quản.
Điểm quan trọng nhất khi bổ sung lợi khuẩn probiotics vào cơ thể người đó là: phải đảm bảo mật độ của lợi khuẩn ở đích đến cuối cùng trong ruột non đạt tối thiểu 2-3 tỷ lợi khuẩn trên một đơn vị đóng gói --> tương đương với tỷ lệ sống sót phải đạt > 90% khi vào tới hệ tiêu hóa.
Lý do là vì số lượng của lợi khuẩn sẽ bị giảm dần trong quá trình sản xuất, đóng gói, bảo quản lưu kho. Thêm nữa, khi uống vào cơ thể để đi được tới ruột non, các lợi khuẩn phải vượt qua được hàng rào acid ở dạ dày. Độ pH rất thấp của dạ dày nằm trong khoảng 2 đến 2,5, vừa giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn nhưng cũng đồng thời là tác nhân tiêu diệt các vi khuẩn có lợi khi đi qua dạ dày.
Để đảm bảo chất lượng và số lượng của lợi khuẩn probiotics, thông thường sẽ có các giải pháp sau:
Với men vi sinh dạng bột: các lợi khuẩn probiotics được cô lại từ dạng lỏng sang dạng bột bằng công nghệ sấy thăng hoa ở nhiệt độ lạnh hoặc kích hoạt chế độ "ngủ đông" ở dạng bào tử tinh khiết
Với men vi sinh dạng nước, hay còn gọi là men sống: mật độ của lợi khuẩn probiotics được nâng cao lên trong quá trình lên men tới một ngưỡng đủ để đảm bảo đủ về số lượng khi đi tới ruột non. Thông thường, sẽ là gấp từ 1,5 cho đến 2 lần so với mật độ của dạng bột.
Men vi sinh Colibacter là men sống được sản xuất bằng công nghệ lên men liên tục. Chính vì thế, men được bào chế ở dạng dung dịch, có mùi "thum thủm" đặc trưng. Đây là chỉ thị cho thấy quá trình lên men của các vi khuẩn sống vẫn được diễn ra ngay cả khi đã được phân liều trong các lọ nhựa 5ml. Do lợi khuẩn probiotics vẫn sống, lên men liên tục và gia tăng mật độ không ngừng nên khi được uống vào cơ thể, số lượng lợi khuẩn probiotics vẫn đảm bảo > 90% khi tới được ruột non.
Liều dùng và thời gian sử dụng
Mật độ lợi khuẩn có trong mỗi lọ thành phẩm sẽ quyết định liều dùng của men vi sinh
Tình trạng sức khỏe của trẻ tại thời điểm bổ sung men vi sinh sẽ quyết định thời gian sử dụng men vi sinh
Thông thường, đối với mục đích hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thì liều dùng sẽ cao hơn so với liều duy trì để đảm bảo sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột được liên tục và lâu dài.
Thời gian sử dụng men vi sinh cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ, bao gồm: trẻ sinh thường, trẻ sinh non, trẻ sinh mổ, trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh dài ngày, trẻ biếng ăn tiêu hóa kém, trẻ bị táo bón...
Trẻ sinh mổ, sinh non có hệ vi sinh vật chưa hoàn thiện nên hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường.
Men vi sinh có an toàn đối với trẻ sơ sinh
Khả năng thiết lập và bám được vào tế bào biểu mô ở thành ruột non là yếu tố quan trọng để quyết định hiệu quả và tác dụng của lợi khuẩn khi vào cơ thể của trẻ.
Các kết quả nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ và Châu Âu đều chỉ ra rằng, các chủng lợi khuẩn có nguồn gốc từ người và đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về chất lượng đều không gây hại và không làm cho trẻ bị phụ thuộc khi sử dụng bổ sung men vi sinh.
Đối với trẻ sơ sinh, mặc dù việc dùng bổ sung lợi khuẩn probiotics không gây ra tác hại nào đối với sức khỏe, tuy nhiên, do các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa, đều đang hoàn thiện và phát triển nên việc sử dụng men vi sinh đều phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi, đặc biệt là các trẻ bị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, đi ngoài sống phân...
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Long-term safety and impact on infection rates of postnatal probiotic and prebiotic (synbiotic) treatment: randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Pediatrics. 2008 Jul;122(1):8-12. doi: 10.1542/peds.2007-1192.
- Probiotic and synbiotic safety in infants under two years of age. Benef Microbes. 2014 Mar;5(1):45-60. doi: 10.3920/BM2013.0046.
TS. Đặng Trần Hoàng
Chuyên gia Công nghệ sinh học và Dược phẩm