Bs cho hỏi, em mang bầu tháng thứ 7 và dạo gần đây hay bị táo bón, vậy có ảnh hưởng gì không?
Chào bạn,
Hiện tượng táo bón khi mang thai thường xảy ra vào thời kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguyên nhân hiện tượng táo bón thai kỳ có thể do:
- Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự giãn của cơ của bạn bao gồm cả cơ ở vùng hậu môn. Nhu động ruột hoạt động chậm hơn, khiến quá trình đào thải bị tích tụ lâu hơn, đẩy ra ngoài kém hơn.
- Khi có thai, áp lực lên vùng bàng quang và xương chậu sẽ lớn hơn và gây xung huyết khiến nguy cơ táo bón gia tăng.
- Bổ sung sắt hoặc các loại sữa có hàm lượng đạm, khoáng chất cao khiến mẹ dễ bị nóng trong.
Bị táo bón lâu ngày có nguy cơ bị trĩ, rách hậu môn, sa trực tràng, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát khi đại tiện … Tất cả những hiện tượng này của mẹ bầu đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi:
- Phân là là phần còn lại chứa nhiều độc tố cơ thể cần thải loại. Tuy nhiên, nếu xảy ra táo bón khi mang thai, phân bị tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành các chất độc như amoniac, indol, phenol… Những độc tố này bị hấp thụ ngược lại bởi cơ thể, gây ra nhiễm độc mãn tính, và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
- Khi mẹ bầu cố rặn phân ra ngoài có thể tác động gây sảy thai, sinh non. Đặc biệt nguy hiểm với thai nhi dưới 3 tháng tuổi.
- Hệ vi sinh đường ruột cũng mất cân bằng do táo bón, gây ra giảm hấp thụ dinh dưỡng. Như một hệ quả, sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi. Nhiều trẻ sinh ra do mẹ táo bón thai kỳ nên bị suy dinh dưỡng từ bào thai, sức đề kháng giảm.
Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể cho thể trạng từng mẹ bầu, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn: 0912.707.224 (ThS. Điệp)